Khủng hoảng lớn mà Alibaba phải đối mặt

Doanh nghiệp Kinh tế Tài chính
Mất:4 phút, 47 giây để đọc

Trong sóng gió, tỷ phú Jack Ma im hơi lặng tiếng hơn hai tháng khiến dư luận rộ lên tin đồn ông bị bắt. CNN dẫn lời nhà phân tích Alex Capri của Hinrich Foundation cho biết: “Alibaba giống như một loạt các công ty công nghệ Trung Quốc khác đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiện sinh. “

Nước nhà tạo áp lực lớn

Theo các chuyên gia của Capri, Chính phủ Trung Quốc đang thắt chặt quảng cáo trong ngành công nghệ nước này. Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng; việc trấn áp độc quyền trên các nền tảng trực tuyến là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bắc Kinh vào năm 2021. Các cuộc điều tra của Alibaba và các công ty Internet khác phản ánh sự hung hãn của Bắc Kinh. Vào ngày 14/1, VIPShop, một công ty thương mại điện tử khác của Trung Quốc. Xác nhận rằng cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc điều tra về hành vi “cạnh tranh không lành mạnh”. Tuần trước, đối thủ cạnh tranh chính của Alibaba; Pinduoduo cũng bị chỉ trích vì văn hóa làm việc khắc nghiệt.

Jack Ma đối mặt khủng hoảng chưa từng có

Giới quan sát cho rằng, chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị từ lâu cho cuộc đàn áp này. Capri chỉ ra rằng một số công ty công nghệ Trung Quốc buộc phải hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, ứng dụng thanh toán Alipay của Ant Group phải hợp tác với UnionPay; một tập đoàn dịch vụ tài chính nhà nước, để phát triển các công nghệ mới vào năm 2018. Capri dự đoán: “Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy một xu hướng kiểm soát được tăng tốc. Việc kiểm soát dữ liệu và các nền tảng kỹ thuật số là rất quan trọng.”

Áp lực từ chính sách của Mỹ

Alibaba chủ yếu kinh doanh ở Trung Quốc, nhưng bất kỳ thay đổi nào của công ty này cũng có thể gây ảnh hưởng toàn cầu. Tập đoàn công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Phố Wall từ năm 2014. SoftBank (Nhật Bản) là một cổ đông lớn, đã đầu tư hàng tỷ USD vào Alibaba. Các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới như Vanguard, T. Rowe Price và BlackRock đều sở hữu cổ phiếu Alibaba.

Tại Mỹ, chính quyền Washington cũng đang gây sức ép dữ dội lên các công ty Trung Quốc. Nhà Trắng vừa ra lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào Xiaomi, hãng sản xuất smartphone lớn thứ hai Trung Quốc. Tổng cộng 44 doanh nghiệp Trung Quốc có tên trong danh sách đen “hỗ trợ quân đội Trung Quốc”.

Sở Giao dịch Chứng khoán New York hủy niêm yết cổ phiếu của hàng loạt công ty Trung Quốc tuần qua. Vài tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã ký thông qua luật buộc các doanh nghiệp Trung Quốc hủy niêm yết tại Mỹ. Nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán Mỹ.

Alibaba và chủ tịch

Alibaba chưa thoát khỏi vùng nguy hiểm ở Mỹ

Chính quyền Tổng thống Trump từng xem xét khả năng cấm nhà đầu tư Mỹ rót tiền vào Alibaba; và các công ty công nghệ Trung Quốc khác. Dù vậy, Nhà Trắng đã tạm thời hủy bỏ kế hoạch này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng điều đó không có nghĩa là Alibaba; và các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.

“Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề này dưới thời Tổng thống tân cử Joe Biden. Kể cả khi chính quyền Tổng thống Biden tỏ ra ngoại giao và mềm mỏng hơn. Sự phân ly giữa Mỹ và các tập đoàn Internet Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra”, chuyên gia Capri nhấn mạnh. Ví dụ, dịch vụ đám mây của Alibaba có thể bị tẩy chay trên toàn cầu như mảng kinh doanh 5G của Huawei Technologies.

Ngày 15/1, Financial Times đưa tin hàng loạt nhà đầu tư lớn của Ant Group đang vô cùng lo lắng. Các quỹ này đã đổ hàng tỷ USD vào Ant Group với hi vọng thắng lớn trong đợt IPO. Nhưng giờ, họ có thể thua lỗ nặng. Trong khi đó, Alibaba cũng đang đối mặt với tương lai mờ mịt. “Số phận của Alibaba ra sao trong năm 2021 còn tùy thuộc vào việc tại sao tỷ phú Jack Ma im hơi lặng tiếng”, chuyên gia Silvers khẳng định.

Hãy tìm hiểu thêm nhiều tin tức thú vị khác tại IZZI nhé !

Trích nguồn: Vietnamnet.vn

Tuyết Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc