Giãn tĩnh mạch thừng tinh và biểu hiện

Bệnh nam giới Sức khỏe
Mất:5 phút, 0 giây để đọc

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch trong thừng tinh giãn ra và trở nên xoắn một cách bất thường; hiện tượng này trở nên phổ biến và chiếm tỉ lệ khoảng tới 10 -15% nam giới sau độ tuổi dậy thì. Bệnh giãn mạch thừng tinh gây những ảnh hưởng tác động đến cuộc sống người mắc bệnh; và nó là một trong những nguy cơ gây vô sinh.

Vài nét về giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn của tĩnh mạch sinh tinh và thừng tinh trong. Có khoảng từ 15 -17% tỷ lệ nam giới bị Giãn tĩnh mạch thừng tinh, chủ yếu gặp phải ở tuổi trưởng thành. Theo nghiên cứu thì khoảng 90% là ở bên trái và 10% mắc cả hai bên. Trong khoảng 255 ca giãn tĩnh mạch thừng tinh thì khoảng 210 trường hợp bị mắc 2 bên; và 21 trường hợp giãn tĩnh phải có thể khám và sờ thấy. Tỉ lệ nhỏ 1% trẻ em nam dưới 10 tuổi mắc chứng bệnh này.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến 40% nam giới vô sinh. Bệnh lý của Giãn tĩnh mạch thừng tinh là suy yếu hệ thống van tĩnh mạch; khiến trào ngược máu tĩnh mạch vào hệ thống tĩnh mạch sinh dục; làm giãn thành búi tĩnh mạch tinh ở bẹn, bìu. Đám rối tĩnh mạch tinh giãn, gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng.

>> Đọc thêm nhiều bài viết về bệnh nam giới tại đây.

Biểu hiện lâm sàng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện lâm sàng; phần lớn các trường hợp bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh sau đó tình cờ phát hiện ra giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau tinh hoàn; sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn ở bìu. Có thể sờ thấy ở tư thế nằm và rõ hơn khi dùng nghiệm pháp Valsalva. Khoảng 80-90% các trường hợp có giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái. Năm 2004, theo nghiên cứu của Gat và cộng sự; có tới 80% các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái trên lâm sàng (sờ thấy búi tĩnh mạch giãn); thì có giãn kèm theo cả bên phải khi thăm khám siêu âm doppler. Một số tác giả cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh gây teo tinh hoàn (thể tích tinh hoàn giảm < 20ml); tuy nhiên vẫn còn đang được nghiên cứu.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn tiến triển thường không khó khăn; nhiều trường hợp người bệnh tự phát hiện và đến khám. Thường được chẩn đoán trên lâm sàng và siêu âm.

Phân loại theo Dubin

Trên lâm sàng, theo phân loại Dubin (1970) thì giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ (grade):

  • Độ 0: không phát hiện được trên lâm sàng. Chỉ chẩn đoán được trên siêu âm, chụp mạch máu hoặc các phương tiện chẩn đoán khác.

  • Độ 1: sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi làm nghiệm pháp Valsava.

  • Độ 2: sờ thấy búi tĩnh mạch khi người bệnh trong tư thế đứng thẳng (upright).

  • Độ 3: nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn khi người bệnh trong tư thế đứng thẳng (upright).

  • Độ 4: dễ dàng nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn ngoằn nghoèo dưới da bìu dù người bệnh đứng hay nằm.

Phân loại theo Doppler

Trên thăm khám siêu âm, đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm thì được chẩn đoán là giãn, thường phối hợp nghiệm pháp Valsava để đánh giá những trường hợp kín đáo. Đa số các tác giả thống nhất với phân loại của Sarteschi, gồm 5 mức độ giãn trên siêu âm Doppler:

  • Độ 1: không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu. Có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava

  • Độ 2: không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) khu trú ở cực trên tinh hoàn.

  • Độ 3: không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) lan toả cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.

  • Độ 4: giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsava ở tư thế nằm.

  • Độ 5: giãn, có dòng trào ngược ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh kinh điển là phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân phải trải qua cuộc mổ có gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.

Hiện nay, với sự tiến bộ của điện quang can thiệp; phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng can thiệp nội mạch (percutaneous varicocele embolization); ngày càng được phổ biến rộng rãi và dần thay thế phương pháp điều trị phẫu thuật; do tính chất xâm nhập tối thiểu, hiệu qủa cao. Vật liệu được sử dụng có thể là coil, bóng, chất gây xơ…Bệnh nhân không phải phẫu thuật, không gây mê hoặc gây tê tủy sống; không để lại sẹo mổ, đặc biệt là không có nguy cơ thắt vào ống dẫn tinh.

Nguồn: benhvienducgiang.com

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc