Những triệu chứng và cách điều trị cần biết bệnh viêm tai ở trẻ em

Bệnh trẻ em Sức khỏe
Mất:3 phút, 20 giây để đọc

Viêm tai là một tình trạng xảy ra ở mọi lứa tuổi; phổ biến nhất là ở độ tuổi trẻ em; đặc biệt là bị vào mùa đông. Nhiều gia đình vẫn chủ quan khi bé bị viêm tai; tuy nhiên nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm; năng hơn là gây ra tử vong.

Triệu chứng của bệnh viêm tai

•  Dấu hiệu đầu tiên có thể thấy khi bé bị bệnh này đó là bé bị sốt; khóc liên tục; bé thường xuyên muốn cọ đầu vào một chỗ nào đó. Thỉnh thoảng có hiện tượng tai bị mủ.

• Bé thường hay lấy tay thò vào trong tai; vò tai; thậm chí là giật giật tai. Mỗi khi bú mớm và nuốt nước miêng có cảm giác đau.

• Khi ghé mũi vào tai của bé thường có mùi hôi khó chịu

Nguyên nhân

• Sau khi bé bị ôm; sốt; cảm lạnh; nghẹt mũi;… tình tình  trạng nhiễm trùng bắt đầu ngay sau đó.

• Ít ai biết rằng, Virus gây ra bệnh viêm tai cũng có thể gây ra các bệnh viêm liên quan tới ruột và dạ dày. Quan sát và chú ý, nếu thấy bé có đấu chán ăn; ăn không ngon miệng hay bị tiêu chảy thì khả năng bé đang bị bệnh viêm tai.

Điều trị

Tùy vào từng giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu ở giai đoạn viêm tai giữa cấp tính và màng nhĩ chưa bị thủng, thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra các biện pháp điều trị dứt điểm bệnh liên quan đến vùng mũi họng.

Khi có dịch mủ ở tai chảy ra, trước tiên cần vệ sinh tai cẩn thận bằng nước muối hàng ngày. Sau khi lau khô, bác sĩ sẽ nhỏ dung dịch hoặc phun thuốc bột Clorocid nguyên chất vào tai. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng phải theo dõi thường xuyên tình trạng thủng lỗ màng nhĩ cho đến khi liền hẳn.

Nếu trẻ đã bị viêm xương chũm thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, lấy hết phần xương viêm ra ngoài, để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng chống

• Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

• Giúp trẻ xì mũi khi bị cảm lạnh.

• Không nên cho trẻ bú bình – hoặc nếu bú bình thì không được bú nằm ngửa vì sữa có thể lên mũi trẻ và dẫn đến viêm tai.

• Khi trẻ bị ngạt mũi, nhỏ
 nước muối và hút nước mũi cho trẻ.

• Nếu trẻ bị cảm lạnh thì tốt nhất là cho trẻ ở nhà vài ngày đến khi bệnh đỡ hẳn mới đi học.

• Uống kháng sinh và thuốc giảm đau.

• Dùng bông ngoáy tai để lấy mủ ra nhưng không được để cục bông hay bất cứ vật gì khác rơi vào tai.

• Nếu bị chảy mủ vẫn tắm được, nhưng phải chờ sau khi khỏi ít nhất 2 tuần mới được bơi, lặn.

>> Xem thêm các bệnh về phổi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Chống Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ

Cách xác định viêm ống tai

Muốn biết ống tai có bị viêm không thì khẽ kéo dái tai. Nếu trẻ thấy đau, tức là ống tai bị viêm. Nhỏ nước pha dấm vào tai 3-4 lần/ngày (pha 1 thìa dấm với 1 thìa nước đã đun sôi). Nếu có mủ và sốt thì phải dùng kháng sinh.

• Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

• Khi dùng thuốc xịt chống nghẹt mũi cho trẻ, bạn cần tìm loại dành riêng cho trẻ em và không nên nhỏ quá 3 lần/ngày để tránh sung huyết.

Trích dẫn từ báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc