Thực đơn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình thai kỳ

Dinh dưỡng Sức khỏe
Mất:4 phút, 36 giây để đọc

Theo các nhà khoa học về dinh dưỡng cho rằng, việc người mẹ trong thời kỳ mang thai cung cấp và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng  có vai trò rất quan trọng đối với sự triển của thai nhi. Theo báo cáo thống kê rằng, ở Việt Nam chiều cao mức trung bình của các bé từ độ tuổi 1-5 tuổi nằm trong top nhất ở trong khu vực như Singapore; Thái Lan; Nhật; Indonesia; Brunei,… Đó là hậu quả của việc không có nhiều sự hiểu biết, kiến thức về thực đơn dinh dưỡng; đặc biệt là trong giai đoạn dưỡng thai kì.

Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng tới cân nặng khi sinh của trẻ

Thực đơn dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai kỳ là yếu tố quan trọng liên quan tới sự cân nặng của bé khi sinh ra. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng; việc nếu các bà mẹ được cung cấp chế độ dinh dưỡng vào thực đơn ăn uống một cách hợp lý và đầy đủ sẽ đảm bảo cho thai nhi tăng cân tốt, kể cả con của những bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Còn nếu bà mẹ trong quá trình mang thai nếu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cao em bé bị sinh non hoặc nhẹ cân.

Cân nặng lúc sinh thể hiện cơ hội sống só; trưởng thành; khả năng phát triển xã hội trong thời gian dài và tâm lý xã hội của trẻ em mới sinh. Trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2.500g) gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ gặp nhiều nguy cơ tử vong cao trong những tháng; năm đầu đời. Những trẻ em còn sống thường có hệ miễn dịch yếu hơn và có nguy cơ bị nhiễm bệnh tật cao. Những trẻ này còn tiếp tục bị suy dinh dưỡng và không có sức mạnh thể chất trong suốt cuộc đời.

Trẻ sinh non tháng; nhẹ cân khi lớn lên tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vàn; tăng huyết áp; đái tháo đường; giảm dự trữ thận; giảm chức năng phổi; chậm dậy thì; dễ bị trầm cảm và tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch cao.  Trẻ em sinh nhẹ cân cũng thường có chỉ số thông minh thấp và khả năng nhận thức kém; ảnh hưởng tới khả năng học tập và cơ hội làm việc khi trưởng thành.

Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh

Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu người mẹ dinh dưỡng không đủ sẽ bị giảm sức đề kháng; tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể để lại các khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh; sứt môi hở hàm ếch…

Thiếu axit folic (vitamin B9) là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế), thống kê cho thấy, chỉ 12% phụ nữ có thai ở Việt Nam đáp ứng trên 77% nhu cầu khuyến nghị về axit folic.

Dinh dưỡng liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ

Ngay từ ngày thứ 18 của phôi đã có mầm mống hình thành não và khi phôi được 3 tháng tuổi thì não đã có đủ các thành phần. Thời điểm 20 tuần tuổi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi; khi não bộ tăng mạnh về khối lượng và dần hoàn thiện về chức năng. Từ tuần 20 đến khi chào đời, kích thước não bộ tăng gấp 6 lần và tế bào thần kinh kết nối phức tạp hơn. Sự trưởng thành của não bộ rất quan trọng cho việc học hỏi và trí nhớ về sau. Quá trình này  cần rất nhiều dưỡng chất như axit folic; vitamin B6; B12; mangan; đồng, iod; vitamin D; cholin; sắt và kẽm.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ tăng trưởng và trưởng thành nhanh nhất; vì vậy cần cung cấp đủ nhu cầu tăng thêm về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho người mẹ khi mang thai.

Cũng theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai Việt Nam khá cao; đặc biệt là thiếu kẽm lên tới 80,3%. Tỷ lệ phụ nữ có thai đáp ứng trên 77% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về vitamin A; D; E; B2, B6, B12, axit folic không cao, nhất là vitamin E (1%), D (9%).

>> Xem thêm bài viết về: Thực Đơn Ăn Uống Giúp Phát Triển Trí Thông Minh Của Bé

Dinh dưỡng liên quan đến một số bệnh mạn tính không lây của trẻ khi trưởng thành

Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ thiếu dinh dưỡng vào đầu thai kỳ; trẻ có nguy cơ cao béo phì và bệnh tim mạch khi trưởng thành. Ngược lại, mẹ thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ; trẻ sẽ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucozo cao hơn.

Có thể thấy, dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho hình thành và phát triển thai nhi cũng như cho quá trình phát triển thể lực và sức khỏe sau này.

Trích dẫn từ Báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc