Triệu chứng và các biến chứng của bệnh cúm ở trẻ em

Bệnh trẻ em Sức khỏe
Mất:5 phút, 3 giây để đọc

Cúm là một trong những bệnh rất nguy hiểm và dễ gặp ở các bé; đó là một loại bệnh lây nhiễm trùng hô hấp cấp tinh do virut cúm gây ra. Bệnh có quanh năm nhưng phổ biến nhất là mùa xuân; khoảnh khắc giao mùa. Các mẹ cần chú ý và quan sát các dấu hiệu và chăm sóc đúng cách khi bé bị cúm để tránh các biến chứng nguy hiểm do virut gây ra.

Bệnh có thể dễ dàng lây trực tiếp từ người này sang người khác khi nói chuyện với nhau thông qua các giọt bắn nhỏ; khi hắt hơi hay ho. Bệnh cúm thuộc dạng bệnh lành tính; tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nặng và đặc biệt các bé dướ 5 tuổi.

Triệu chứng và các biến chứng thường gặp của bệnh cúm ở trẻ em

Chúng ta vẫn hay nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường. Đối với cảm lạnh chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu như sổ mũi; hắt hơi; nghẹt mũi; còn đối với bệnh cúm thì thì các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn.

Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm; các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 390C); ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn; có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt… Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần; sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm; nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc; dễ dẫn đến các biến chứng; bao gồm viêm đường hô hấp như viêm họng; thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa; viêm cơ tim; viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên; còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa?

Trẻ dưới 3 tháng nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bao gồm: sốt, ho, quấy khóc, bú kém….

Trẻ trên 3 tháng thì đưa trẻ tới gặp bác si nhi khoa khi có một trong các biểu hiện sau: tiểu ít hơn bình thường; sốt từ 39oC trở lên; sốt quá 2 ngày; đau tai: quấy khóc; lấy tay đập hay vò tai; cọ tai xuống nệm; người lớn đụng vào tai là khóc; chảy dịch tai; mắt màu đỏ hoặc màu vàng; đổ ghèn mắt; có ho hơn một tuần; nước mũi đặc; xanh lá cây trong hơn hai tuần dù có vệ sinh; thở nhanh; thở mệt, khò khè, cảm thấy quá lo lắng.

Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức; co giật; không uống được hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ; có dấu hiệu tím tái; tiếng thở rít khi nằm yên.

Làm thế nào để chăm sóc trẻ tốt nhất?

Cúm là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu; chỉ điều trị triệu chứng; nâng cao thể lực; sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có biến chứng thì cần điều trị biến chứng.

Thông thường, trẻ mắc cúm sẽ sốt cao và nhanh, thậm chí tới 39-40 độ; hơi thở không có mùi hôi; cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen nếu được bác sĩ cho phép). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của bác sĩ; bởi dễ gây tác dụng phụ như đông máu; giảm tiểu cầu trong máu; thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu; suy chức năng gan… Không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống cúm như tamiflu cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh đường hô hấp

Với trẻ lớn có thể dùng dung dịch súc miệng thông thường hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh sạch đường hô hấp để tránh tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn. Đối với trẻ nhỏ không tự súc miệng được, cha mẹ có thể cho con nằm ngửa cổ tối đa, rồi nhỏ mũi mỗi bên vài giọt nước muối sinh lý, làm sạch đường họng – mũi, giúp trẻ không bị bội nhiễm do vi khuẩn. Cha mẹ cần chú ý cách ly phòng ngừa bởi virut dễ lây truyền qua đường nước bọt bắn và từ tay qua miệng.

Cần bù nước và bổ sung vitamin

Khi trẻ bị sốt thường mất nước, cần bổ sung vitamin bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều sữa, nước hoa quả, oresol, giúp trẻ hồi phục nhanh. Khi trẻ sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, dùng thuốc hạ sốt có thể đỡ sốt nhưng trẻ vẫn nằm mệt mỏi, không chịu chơi – có thể trẻ dễ nhiễm vi khuẩn. Khi đó cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để làm thêm một số xét nghiệm đơn giản như công thức máu.

Đọc nhiều tin tức hơn về bệnh trẻ em tại đây.

Trích dẫn từ báo Sức khỏe và đời sống.

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc