Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và cách phòng ngừa

Bệnh trẻ em Sức khỏe
Mất:4 phút, 59 giây để đọc

Theo các nhà khoa học nghiên cứu rằng, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sẽ chia ra thành 2 giai đoạn ; giai đoạn 1 từ 1-3 tuổi được gọi là tuổi mầm non và từ 4-5 tuổi gọi là tuổi mẫu giáo. Ở 2 giai đoạn này; đặc điểm phát triển cơ thể và cơ quan chức năng của trẻ rất khác nhau và sẽ gặp một số bệnh thường gặp như sau.

Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non

Ở lứa tuổi này, trẻ từ khi bắt đầu bú mẹ đến lúc bé cai sẽ mẹ; và ăn bữa ăn giống chế độ ăn của người lớn ở các nước trong đó có Việt Nam đều có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao; nếu các bé không được chăm sóc tốt và bổ sung các chất dinh dưỡng. Ở giai đoan mầm non, các bệnh chủ yếu thường gặp đó là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường ruột như: viêm đường hô hấp; tiêu chảy; và một số bệnh lây nhiễm khác thường gặp

Các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyến cáo rằng; để phòng ngừa suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe của bé; các mẹ nên cho bé bú bằng sữa mẹ; thời gian bé bú tốt nhất kéo dài từ 18-24 tháng tuổi. Hướng dẫn cho bà mẹ cách dùng thức ăn bổ sung đúng đối với trẻ, đồng thời vận động nhà nước và các tổ chức xã hội cung cấp thêm thực phẩm bổ sung khẩu phần thức ăn cho trẻ.

Bệnh còi xương ở nhóm tuổi nhà trẻ cũng thường gặp, theo các nhà khoa học bệnh này chiếm tỉ lệ cao khoảng từ 25 – 30% số trẻ em tại nước ta. Nếu bị mắc bệnh còi xương, trẻ sẽ chậm lớn, chậm biết đi, chậm mọc răng; khi còi xương nặng trẻ sẽ bị biến dạng đôi chân thành vòng kiềng, có hình chữ X, lồng ngực bị dô ra như ức của con gà.

Bệnh khô mắt ở trẻ trước 3 tuổi cũng được ghi nhận do thiếu vitamin A; do tập quán kiêng khem của người mẹ, do bữa ăn của con thiếu chất dinh dưỡng; đồng thời có thể do trẻ không được bú sữa mẹ, do trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Nếu trẻ có biểu hiện sợ ánh sáng, hay nhắm mắt, quáng gà; cần phải cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị ngay.

Theo dõi và kích thích sự phát triển bình thường của trẻ

Trong tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ ở trạng thái ức chế và thường ngủ nhiều; chỉ khóc khi bị đói hay rét hoặc khó chịu trong người. Vì vậy, khi trẻ khóc, người mẹ nên cho con bú; lúc cho con bú cần xem tả lót; nếu bị ướt do nước tiểu thì phải thay ngay tả khô. Người mẹ cần nằm với con để thuận tiện trong việc chăm sóc trẻ, ủ ấm cho trẻ trong mùa đông lạnh và tránh để trẻ bị rét. Về mùa hè, trẻ có thể bị nóng nên cho trẻ tắm mỗi ngày một lần.

Chú ý răng sữa thường mọc vào lúc trẻ được 6 – 7 tháng tuổi. Việc mọc răng và thay răng vĩnh viễn thường xảy ra khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Nếu răng mọc chậm hơn là phát triển muộn hoặc trẻ có thể bị bệnh còi xương hay mắc các bệnh khác. Lúc lớn lên được từ 3 – 5 tuổi, trẻ hay tìm hiểu sự vật ở chung quanh; hay bắt chước người lớn; thích hoạt động độc lập. Người lớn nên trả lời rõ ràng những câu hỏi của trẻ, không nên nói chớt hoặc nói ngọng vì trẻ dễ bắt chước theo.

Phòng những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ thường gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiếu chất protein và năng lượng; bị tiêu chảy cấp tính hoặc kéo dài vì thức ăn không thích hợp nên không hấp thụ được; bị nhiễm vi khuẩn, virút có liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường; khả năng kinh tế; chỗ ở, tập quán sinh hoạt…

Bệnh đường hô hấp của trẻ hay xảy ra ở đường hô hấp trên hay dưới do trẻ bị rét; bị yếu vì khả năng bảo vệ miễn dịch kém. Đồng thời có thể bị nhiễm vi khuẩn; virút được lây lan từ trẻ khác hoặc từ người lớn…

>> Đọc thêm về bài viết: Các Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc Bé Khi Bị Viêm Đường Hô Hấp

Bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ được xử trí bằng cách cho uống bù nước; điện giải ngay bằng dung dịch oresol hoặc nước cháo gạo; nước dừa non. Đồng thời cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu, không để trẻ nhịn ăn. Trong những trường hợp bệnh tiêu chảy cấp tính có diễn biến nặng hơn và xấu đi; phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế thuận tiện để được khám và xử trí can thiệp phù hợp.

Bệnh về mắt cũng như bệnh về tai mũi họng ở trẻ cần được phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh bị đau mắt đỏ, mắt hột, viêm mũi, viêm họng, viêm tai vì những bệnh này thường hay gặp ở trẻ. Nếu bị mắc các bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển lớn lên của trẻ; vừa có thể gây ra các biến chứng trầm trọng khác như viêm cầu thận, thấp tim…

Bệnh còi xương của trẻ ở nước ta hoàn toàn có thể phòng tránh được vì quanh năm đều có đủ ánh nắng mặt trời tại các vùng nếu biết thực hiện đúng phương pháp quy định.

Trích dẫn từ báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc