Những sự im lặng giết chết cuộc hôn nhân của bạn

Gia Đình Hôn nhân
Mất:4 phút, 21 giây để đọc

Trong đời sống hôn nhân có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho tình cảm của các cặp vợ chồng tan vỡ. Một trong số đó có lẽ là các bạn ít ngờ tới, đó chính là “sự im lặng” trong cuộc hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cãi nhau, thường im lặng để tĩnh tâm và không muốn làm phiền nhau thêm nữa. Tuy nhiên đây lại là một con dao hai lưỡi có thể giết chết cuộc hôn nhân của các bạn. Đôi khi việc cãi nhau có thể giúp cho các bạn hiểu hơn về tính cách của nhau, chứ không phải lúc nào cãi nhau cũng là xấu.

Chính vì thế mà việc im lặng trong mối quan hệ vợ chồng không phải là một cách giải quyết tốt; nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống hôn nhân của các bạn. Các cặp vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề, như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho các bạn đọc những sự im lặng có thể làm cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt.

Im lặng để giải quyết mâu thuẫn

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc) cho rằng; một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự giao tiếp trung thực và thường xuyên; cho phép giải quyết những xung đột nhỏ trước khi chúng có cơ hội trở thành những vấn đề lớn hơn. Có những thời điểm trong các mối quan hệ khi im lặng là điều có thể chấp nhận được và thậm chí là hữu ích. Chẳng hạn, vợ chồng có thể dành thời gian suy nghĩ cho một cuộc tranh cãi nảy lửa để giải tỏa mâu thuẫn.

Trong cuộc sống vợ chồng, mâu thuẫn hôn nhân là điều khó tránh. Nếu im lặng có nghĩa là chỉ đơn giản là dành một khoảng thời gian để suy nghĩ thấu đáo và giải quyết lại vấn đề sau đó sẽ là điều rất tốt. Điều quan trọng nhất đó là việc bộc lộ cảm xúc của mình đối với vợ/ chồng; nhất là khi có mâu thuẫn là điều rất quan trọng. Hôn nhân đòi hỏi vợ chồng phải thấu hiểu nhau và làm được điều đó cần phải ngồi xuống để nói chuyện.

Im lặng do không có gì để nói với nhau

Kiểu im lặng này đáng sợ ở rất nhiều gia đình. Không hiếm cặp vợ chồng, sau một ngày làm việc vất vả, tối đến cả gia đình quây quần bên mâm cơm cùng tâm sự, chia sẻ. Thế nhưng nếu cả hai chỉ biết lo cho bản thân mà không có gì để nói với người bạn đời sẽ vô cùng nguy hiểm. Không phải chỉ cần nói đến việc chăm sóc con cái; báo hiếu cha mẹ; vợ chồng cần phải biết chia sẻ cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Khi hai người chẳng có gì để nói với nhau; im lặng trong thời gian dài; vợ chồng sẽ khó có được tình cảm mặn nồng. Chìa khóa xem hai người còn yêu thương nhau hay không; không chỉ ở sự sẻ chia mà còn liên tục giao tiếp với nhau để tìm ra sự đồng điệu.

Im lặng vì sợ mỗi khi nói chuyện là cãi nhau

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, điều này cho thấy hệ quả của việc cả hai vợ chồng đã chọn cách im lặng thường xuyên mỗi khi mâu thuẫn mà sau đó không tìm cách để trò chuyện, gỡ nút sau đó. Có nhiều cặp vợ chồng tâm sự rằng, hai vợ chồng cứ mở miệng nói chuyện với nhau là cãi vã; nên im lặng cho “êm cửa êm nhà”. Tuy nhiên, cách này lâu dần thành thói quen; và điều đó sẽ cướp đi hạnh phúc hôn nhân của bạn. Hai bên chỉ nói được với nhau vài câu rồi đổ lỗi; cãi vã; chuyện nhỏ sẽ tích tụ và thành chuyện lớn.

Sau những năm đầu của cuộc hôn nhân, khi thực tế vun vén gia đình; xây dựng sự nghiệp; thậm chí là chăm sóc cha mẹ già yếu xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không dễ dàng tạo ra không gian; thời gian; hoặc có năng lượng cho một đời sống tình dục năng động. Bỏ bê nhu cầu tình dục của đối tác và của chính chúng ta; có thể chuyển chúng ta rất nhanh chóng sang chế độ “bạn cùng phòng”. Để giữ cho sự gần gũi tình dục tồn tại, nó phải được nuôi dưỡng.

Việc nuôi dưỡng sự gần gũi về tình cảm trong một mối quan hệ cũng rất quan trọng. Sự gần gũi về tình cảm liên quan đến việc hiểu biết sâu hơn về đối tác của chúng ta; nên cần phải quan tâm đến mỗi ngày. Điều này giúp cho chúng ta tập trung vào đời sống tình cảm và nhu cầu của nhau.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ giadinh.net.vn
Lê Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc