Những mẹo vặt giúp cho con trẻ tự tin hơn trong cuộc sống

Gia Đình Mẹo vặt gia đình
Mất:3 phút, 55 giây để đọc

“Trẻ con như búp trên cành”, những đứa trẻ nhỏ còn rất non nớt trong việc nhận thức được những thứ xung quanh chúng. Do đó, việc nhận được sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô là điều vô cùng quan trọng. Nếu như trẻ hình thành được những thói quen tốt ngay từ nhỏ thì sau này rất có lợi cho cuộc sống của chúng. Một gia đình hạnh phúc khi con trẻ ngoan ngoãn, nghe lời, vợ chồng hòa thuận cùng nhau chăm sóc các con của mình.

Trong quá trình nuôi dạy con, các bậc phụ huynh không tránh khỏi các trường hợp con mình nhút nhát, tự ti với môi trường xung quanh. Có thể ban đầu việc này không phải là xấu nhưng nếu để lâu dài sẽ làm cho trẻ mất đi sự tự tin và luôn rụt rè trong những chuyện sau này. Việc khen ngợi động viên con cũng là điều nên làm giúp trẻ hứng khởi hơn nhưng không nên quá lạm dụng các lời khen. Chính vì thế để trẻ có thể tự tin và nhận thức đúng đắn hơn về những thứ xung quanh thì các bậc cha mẹ cần phải lưu ý những mẹo sau đây.

Kiểm soát lời khen

Tất nhiên, lời khen rất cần thiết để khuyến khích trẻ trong cuộc sống, giúp tăng sự tự tin cho dù con chỉ thực hiện được một việc rất nhỏ thôi như biết lẫy, biết bò hay vẽ được một hình đơn giản. Nhưng phụ huynh cũng nên kiểm soát lời khen đối với các bé và không nên lạm dụng điều này. Ví dụ, khi bé làm được những điều tích cực, hãy dành lời khen ngợi để con có thêm động lực nhưng không quá phóng đại thành quả của con.

Đặc biệt, nếu trẻ có những hành động không tốt như vất quần áo đi, vẽ bậy vào đồ đạc… thì cha mẹ tuyệt khối không khen mà cần ngăn chặn trẻ. Việc khen ngợi sai trường hợp sẽ không giúp con tự tin hơn mà khiến chúng hình thành thói xấu.

Đưa ra các tấm gương tốt cho con noi theo

Ngoài cha mẹ, những tấm gương khác cũng nên lấy làm ví dụ để khơi nguồn cảm hứng cho trẻ. Những câu chuyện “người thật” với xuất thân bất hạnh hay khó khăn đã tạo nên những thay đổi tích cực cho xã hội sẽ trở thành nguồn động lực lớn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.

Tôn trọng quyết định của trẻ 

Hãy để con được là chính mình cho dù chúng là ai; tính cách ra sao; và lựa chọn con đường tương lai như thế nào. Trong những lúc này cha mẹ chỉ nên đóng vai trò định hướng; đưa ra cho con những gợi ý tốt nhất và tôn trọng sự quyết định của con trẻ.

Xóa “nhút nhát” ra khỏi từ điển của trẻ

Bố mẹ cần phải chú ý nhiều hơn mỗi khi miêu tả bé bằng những từ có thể gây ra cả kết quả theo cách tiêu cực và tích cực, chẳng hạn “nhút nhát”. Chia sẻ của nhiều giáo viên cho thấy, các phụ huynh trong buổi đầu đưa con đến lớp thường nói: “Bé nhút nhát lắm” và đứa trẻ sẽ được thể bám đu vào người bố mẹ, cúi đầu xuống và trở nên cực kỳ kém tự tin. Tất nhiên, sẽ có một số dè dặt hơn những đứa trẻ khác; nhưng gán cho trẻ đặc tính này sẽ chỉ làm nó thêm thu mình vào trong vỏ ốc; và càng khó khăn hơn để phá bỏ sự nhút nhát.

Hãy khuyến khích khi có thể

Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ; bởi trẻ thường đo lường những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ. Nhưng hãy chú ý thực tế trong lời khen ngợi của bạn. Nếu con bạn thất bại trong một nỗ lực nào đó; bạn hãy động viên nỗ lực của trẻ chứ không phải là ca ngợi kết quả đạt được.

Giúp con đặt những mục tiêu thực tế

Khi con bạn bắt đầu chơi bóng, ước mơ ban đầu sẽ là có mặt trong đội tuyển Olympic. Thế nhưng, khi ngay cả có chân trong đội bóng của lớp cũng không được; khi đó bạn cần hướng cho con đến những mục tiêu thực tế hơn. Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế để con bạn tránh cảm giác là người thất bại.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ giadinh.net.vn
Lê Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc