Mách mẹ cách xử lý trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Làm Mẹ Phụ Nữ
Mất:3 phút, 35 giây để đọc

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi khiến không ít bố mẹ lo lắng; tuy nhiên, phụ huynh không nên quá vội vàng mà hãy tìm hướng giải quyết chính xác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Khi bé bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi; là do lỗ mũi bị chất dịch nhầy ngăn bít khiến bé thở khó khăn, gặp rắc rối khi thở và ăn uống.

Chính những điều này gây nên tình trạng viêm họng, viêm phổi và viêm phế quản; vì vậy, mẹ cần có cách xử lý kịp thời để cải thiện sức khỏe cho con hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh có khoang mũi khá nhỏ, do đó, khi các dịch nhầy trong mũi bị tích tụ quá nhiều; lấy đầy những mạch máu, mô trong khoang mũi sẽ gây nên tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Ngoài ra, cảm cúm, lạnh, không khí khô, viêm xoang, dị vật trong mũi;…đều là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi; sức đề kháng còn khá non yếu nên rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do viêm tiểu phế quản. Đặc biệt, nếu trẻ vừa nghẹt mũi lại vừa ho có đờm có thể biến chứng trở thành bệnh viêm phổi.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh phổi sẽ tiến triển rất nhanh; tác động xấu đến hệ hô hấp, gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì nguyên nhân có thể là do mắc dị vật ở đường thở; bị bệnh lao, phế quản bị chèn ép, phù phổi hoặc bé đang bị mắc dị tật bẩm sinh nào đó tại phế quản.

Chính vì vậy, nếu thấy con bị nghẹt mũi và không có nước mũi kéo dài; bố mẹ nên quan sát liên tục để đưa bé đi kiểm tra, thăm khám kịp thời.

XEM THÊM: [Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Vào Mùa Đông]

Cách xử lý trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Với những bé sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống, mẹ nên hạn chế việc dùng thuốc tân dược; bởi thuốc tân dược chứa nhiều tác dụng phụ. Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho bé bú nhiều lần: Khi bị nghẹt mũi, trẻ thường bị mất nước nhiều, khô họng. Vì thế, mẹ nên chú ý cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường.
  • Nhỏ nước muối sinh lý: Nhỏ trực tiếp nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi của bé để giúp làm giảm dịch mũi. Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn nên sẽ làm thông mũi rất hiệu quả. Lưu ý chỉ cần nhỏ một giọt vào trong lỗ mũi của trẻ là đủ.

  • Massage tại cánh mũi: Sau khi đã nhỏ nước muối, mẹ dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi để giúp các chất nhầy tan ra dễ dàng và các bé cũng dễ thở hơn.
  • Tắm nước ấm cùng tinh dầu: Mẹ có thể nhỏ khoảng 1 – 2 giọt tinh dầu tỏi, dầu tràm; dầu bạc hà, dầu tỏi để tắm cho bé. Hơi ấm từ nước có chứa tinh dầu sẽ mũi của bé dễ thông hơn.

Những lưu ý khi bé bị nghẹt mũi không chảy nước mũi

  • Mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh cho bé khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong sữa mẹ như: Sắt, canxi, kẽm, vitamin C,…để sữa của con được đầy đủ chất.
  • Không cho trẻ tiếp xúc gần với động vật, phấn hoa.
  • Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khi có các triệu chứng như thở yếu, khó thở, không bú.

Nguồn: eva.vn

Châu Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc