Kinh doanh trực tuyến – xu hướng phát triển của tương lai

Kinh tế Thị trường
Mất:4 phút, 53 giây để đọc

Với việc cả thế giới đã quen với “điều bình thường mới”. Khi một thập kỷ mới trôi qua, liệu kinh doanh trực tuyến có phải là con tàu mà Noah sẽ chèo lái và bứt phá cho doanh nghiệp?. Hãy cùng IZZI tìm hiểu nhé !

Điểm nổi bật từ tình hình kinh tế khó khăn năm 2020

Vào năm 2020, cú sốc mang tên COVID-19 đã làm gián đoạn cuộc sống của con người; và khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên trống rỗng. 12 nghìn tỷ đô la Mỹ là tổn thất mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu. Đây là tổn thất lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Thương mại toàn cầu đình trệ và làn sóng phá sản doanh nghiệp tràn ra khắp thế giới. Khoảng 35% công ty toàn cầu đang đứng trước bờ vực phá sản; và hàng trăm triệu người thất nghiệp do COVID-19.

Việt Nam và những con số biết nói của kinh doanh số

Nhìn lại năm 2020, ngay cả khi Covid gần như làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế đất nước. Kinh doanh trực tuyến vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Riêng doanh thu từ mua sắm trực tuyến đã tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, một số nền tảng thương mại điện tử lớn (chẳng hạn như Tiki) đã tạo ra 3.000-4.000 đơn hàng mỗi phút. Lượng giao dịch trực tuyến của HTX Sài Gòn gấp 10 lần ngày thường.

Trước sự chuyển đổi mạnh mẽ của thị trường bán lẻ tiêu dùng từ kênh truyền thống sang kênh trực tuyến. Doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn duy trì mức tăng trưởng 6,8%; chiếm 79% tổng mức bán lẻ. Nó bù đắp cho sự sụt giảm mạnh trong tiêu dùng đi du lịch (giảm 68,2%); và lưu trú (giảm 5,4%). Năm 2021, ngành bán lẻ tiếp tục được chọn là ngành có tính linh hoạt cao nhất. Đây là xu hướng của chuyển đổi số, và chuyển đổi số là hành động bắt buộc.

 

Mua sắm và thanh toán online trở nên dễ dàng

Chính phủ cũng có Quyết định số 749; trong đó đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đảm bảo nền kinh tế số đạt 20% GDP vào năm 2025. Điều này cho thấy người dân tin tưởng vào nền kinh tế số. Đặc biệt, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia. Mục tiêu đạt 55% dân số mua sắm trực tuyến và đạt doanh thu 35 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025; kinh doanh trực tuyến đã và đang chứng tỏ mình là một xu hướng lớn trong nền kinh tế Việt Nam.

Kinh doanh online, không chỉ phao cứu sinh nhất thời

Theo Tổng cục Thống kê, mua sắm trực tuyến không chỉ phổ biến trong năm đại dịch 2020 mà còn trở thành xu hướng mới trong tương lai không xa.

Với việc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn đang hoành hành trên thế giới và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn, thì khối lượng chuyển dịch mô hình kinh doanh online chắc chắn sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới. Về dài hạn có thể nhận thấy rằng, đầu tư cho kênh online là đầu tư cho tương lai khi những nguy cơ như Covid 19 có thể xuất hiện bất kì lúc nào, và thành quả sẽ không chỉ dừng lại là thu hồi vốn

Tuy đời sống và nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời được bình ổn, tuy nhiên trước tình hình Covid vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và đang rình rập quay trở lại nước ta bất kì lúc nào, doanh nghiệp cần coi việc chuyển đổi số từ kênh truyền thống sang kênh online là một nước đi đầu tư lâu dài để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đóng sẵn “con tàu Noah” để đứng vững và xuyên qua mọi cơn bão

Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi số với hiệu quả cao và chi phí phù hợp

Dễ dàng quản lý việc kinh doanh

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần ngay lập tức trang bị cho mình bộ “vũ khí” bán hàng online, đảm bảo phát triển bền vững trước những thách thức bất ngờ ập đến:

Một cửa hàng số chất lượng

Website – Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi bất chấp những rào cản vật lý về lệnh giãn cách và cách ly xã hội có thể xảy ra một lần nữa.

Nhân viên bán hàng tận tụy 24/7

Chatbot – Đảm bảo việc tư vấn chốt đơn luôn được tiến hành 24/7. Ngay cả khi thiếu hụt hoặc tinh giản nhân sự nếu dịch bùng phát trở lại.

Quản lý đa năng

CRM – Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi công việc: Bảo mật và lưu trữ data khách hàng; Tự động phân việc cho nhân viên; Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc từ xa của nhân viên nếu diễn ra tình trạng làm việc online tại nhà.

Trích nguồn: CafeF.vn

Tuyết Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc