Chị em phụ nữ đã biết đến bệnh ung thư vú

Bệnh phụ nữ Sức khỏe
Mất:4 phút, 33 giây để đọc

Ung thư vú là loại bệnh hay gặp và xảy ra phổ biến nhất ở chị em phụ nữ. 13% tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Vậy, bệnh ung thư vú có khả năng chữa trị được không? Cách giảm thiểu các rủi ro mắc bệnh? Hãy cùng izzi tìm hiểu nhé!

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là một căn bệnh ác tính ở tế bào ở mô của vú của cơ thể. Những tế bào phát sinh từ ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vùng vú, sau đó nó lây lan ở các mô hoặc cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.

Phụ nữ thường mắc bệnh nhất. Ung thư vú chiếm 7-10% trong các loại bệnh ung thư ở nữ giới. Ung thư vú cũng có thể di truyền, phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi dễ gặp bệnh này nhất.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư vú

Các triệu chứng của bệnh là xuất hiện một khối u sờ nắn được bằng tay; to từ 1cm trở lên và không cảm thấy đau. Một vài dấu hiệu bạn cần chú ý để phát hiện ung thư vú như:

  • Ở tuyến vú có xuất hiện u: kích thước 1cm trở lên, không gây đau, cảm thấy chắc hoặc cứng, ít di động.
  • Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen.
  • Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết.
  • Núm vú bị thụt vào trong.
  • Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú.
  • Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú.

Chẩn đoán ung thư vú bằng những kỹ thuật gì?

  • Siêu âm tuyến vú
  • Chụp mamo tuyến vú
  • Chụp CT tuyến vú
  • Xét nghiệm: CEA, CA 153
  • Chọc hút kim nhỏ hoặc xét nghiệm mô bệnh học khối u (là tiêu chuẩn vàng).

Các yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh nhân ung thư vú

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường; và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5–10% ca bệnh có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh này, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gene kể trên hay không.

Điều trị ung thư vú

Có 3 phương pháp chính để điều trị bao gồm:

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật bảo tồn vú. Phẫu thuật này chỉ loại bỏ khối u trong vú và một phần mô tuyến vú xung quanh.
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tiết kiệm da. Loại phẫu thuật này nhằm mục đích phục vụ cho việc tái tạo tuyến vú thẩm mỹ sau đó.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết vùng nách, lớp da và mô mỡ dưới da của thành ngực.
  • Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác: giúp xác định tế bào ung thư có di căn đến hạch nách hay chưa. Phẫu thuật này được thực hiện ở một số giai đoạn bệnh, giúp giảm bớt các biến chứng vùng tay so với phẫu thuật nạo lấy toàn bộ hạch bạch huyết vùng nách.
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên đối diện để phòng ngừa ung thư vú có thể được thực hiện ở những phụ nữ nguy cơ ung thư vú cao như đột biến gene chẳng hạn.

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.

Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ; chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất nhé!

Nguồn: xetnghiemchuan.vn

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc