Cảnh báo bệnh sỏi thận ở đàn ông nên biết

Bệnh nam giới Sức khỏe
Mất:3 phút, 39 giây để đọc

Bệnh sỏi thận thường xảy ra ở đường tiết niệu của cơ thể. Bệnh xuất hiện nhiều ở đàn ông hơn phụ nữ. Nếu không phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến sỏi thận là sự mất nước, béo phì, chế độ ăn nhiều protein, tiền sử gia đình bị sỏi thận. Phương pháp điều trị sỏi thận như thế nào là tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của sỏi thận.

Vài nét về bệnh sỏi thận

Sỏi thận (sạn thận) xuất hiện khi các chất khoáng  chứa trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, bàng quang, niệu quản,… Nó sẽ đọng thành tinh thể rắn, và cả tinh thể Calci. Kích thước của viên sỏi có thể to tới cm.

Bệnh sỏi thận sẽ xuất hiện khi lượng nước tiểu giảm và chất khoáng có nồng độ tăng cao. Khi 1 trong 2 trường hợp hoặc cả 2 cùng xuất hiện và kéo dài trong nhiều ngày sẽ hình thành sỏi thận. Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ có thể đào thải ra ngoài khi đi tiểu. Nhưng, nếu sỏi lớn sẽ gây cọ xát gây tổn thương; và có thể làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả.

>>>Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở nam giới.

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

Không triệu chứng

Nhiều người đàn ông không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào liên quan đến sỏi thận. Những viên sỏi nhỏ có thể xuất hiện mà không gây ra dấu hiệu nào sau khi chúng di chuyển từ bàng quang vào niệu quản – ống nối giữa thận và bàng quang.

Đau bụng và lưng

Sỏi thận có thể gây đau ở hầu hết đàn ông. Đau có thể bắt đầu khi sỏi nằm trong thận hoặc di chuyển đến niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo.

Nếu sỏi nằm trong thận, đau có thể xảy ra ở vùng bụng phía bên; hoặc vùng thắt lưng một bên cơ thể mà thận ảnh hưởng. Nam giới có thể trải qua cảm giác đau; thường được mô tả là đau nhói hoặc cảm thấy chật cứng vùng bụng dưới, vùng chậu hoặc tinh hoàn.

Một số người cảm thấy đau khi sỏi đào thải qua đường tiết niệu. Cơn đau này có thể đến chớp nhoáng hoặc đau dữ dội theo chu kỳ từ 20 phút – 1 giờ. Đi tiểu đau cũng có thể do sỏi thận.

Vấn đề về tiểu tiện

Khi sỏi thận bắt đầu di chuyển qua hệ tiết niệu, người đàn ông có thể cảm thấy cần đi tiểu nhiều hơn. Sỏi có thể gây tổn thương hoặc kích ứng niệu quản hoặc bàng quang. Sự kích ứng này khiến máu lẫn với nước tiểu. Nước tiểu lẫn máu có thể có màu đỏ, han gỉ hoặc màu hồng. Nước tiểu cũng có thể bị đục và có màu khó chịu.

Một số người cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa khi bị sỏi thận.

Những triệu chứng như: Sốt và ớn lạnh cũng có thể đi kèm các triệu chứng liên quan đến sỏi thận. Nếu một người bị sốt, điều đó cho thấy có nhiễm trùng trong cơ thể; và cần được khám sức khỏe và điều trị bằng kháng sinh.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
  • Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
  • Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
  • Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt…
  • Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
  • Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.

Nguồn: healthplus.vn

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc