Các biện pháp làm giảm trình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Mẹ bầu
Mất:4 phút, 14 giây để đọc

Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng tình trạng ốm nghén luôn tạo cảm giác khó chịu, ám ảnh cho phụ nữ mang thai.

Ốm nghén rơi vào giai đoạn nào

Chứng ốm nghén của mẹ bầu thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau 12 đến 14 tuần, đa số các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn. Không phải tất cả các mẹ đều sẽ trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Tình trạng ốm nghén có thể kéo dài cả ngày đối với một số phụ nữ khi mang thai. Ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của chu kỳ mang thai; và sẽ tự biến mất vào khoảng tuần thứ 12. Nhưng sẽ có trải nghiệm khác nhau đối với những phụ nữ khác nhau.

Thai nghén rất mệt mỏi với bà bầu

Trừ khi nó nghiêm trọng và dẫn đến mất nước và giảm cân; ốm nghén không cần chăm sóc y tế. Để khắc phục vấn đề này, hãy tham khảo một số mẹo và biện pháp khắc phục đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng các mẹ nhé!

Cách giảm nghén 3 tháng đầu:

Nghỉ ngơi

Điều quan trọng của một bà bầu là phải có một giấc ngủ ngon. Hãy đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Ngủ trưa trong ngày cũng có thể hữu ích cho các mẹ bầu. Nhưng không phải ngay sau bữa ăn, vì điều này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Không được bỏ đói cơ thể

Thực tế, tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn khi để cho dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài. Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, mẹ bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm; năng lượng cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.

Phụ nữ mang thai có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày; khẩu phần ăn nhỏ có thể giúp giảm nguy cơ nôn mửa nhưng vẫn giữ được thứ gì đó trong dạ dày. Để bụng đói có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn.

Giữ cho thể chất và tinh thần hoạt động

Phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai có thể được cải thiện nếu tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Luôn luôn để cho thể chất và tinh thần bận rộn có thể giúp tâm trí mẹ bầu thoát khỏi cảm giác buồn nôn.

Bà bầu cần ăn uống đủ chất

Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái

Hãy lựa chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi thoải mái mà vẫn thời trang cho các mẹ bầu. Mặc quần áo hạn chế hoặc chật chội có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng buồn nôn.

Tránh xa môi trường nhiều mùi

Phần lớn các mẹ bầu khi lỡ ngửi thấy một mùi hương đặc biệt nào đó; sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu rất dễ gây ra tình trạng buồn nôn. Mẹ bầu nên tìm hiểu và hạn chế những nguồn gây khó chịu này.

Uống trà gừng và trà bạc hà

Gừng từ lâu đã được sử dụng để giảm khó chịu ở bụng và hỗ trợ tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy gừng và trà bạc hà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn. Trà bạc hà cũng có thể giúp làm dịu dạ dày.

Cam

 

Quả cam có nhiều dưỡng chất

Cam là loại quả có rất nhiều công dụng trong sức khỏe và làm đẹp; cũng hiệu quả với những cơn ốm nghén đáng ghét. Trong cam có vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu giúp mẹ. Tuy nhiên, không nên ăn hoặc uống lúc đói vì tính axit trong cam cũng khá cao; có thể gây hại cho dạ dày. Mỗi ngày mẹ có thể uống từ 1-2 ly nước cam ép hoặc ăn cam để tốt cho sức khỏe; để được cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và con đồng thời đuổi ốm nghén khó chịu.

Vitamin và chất bổ sung

Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc bổ sung nên được sự giám sát của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng vitamin; tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ và ăn nhẹ. Vitamin B6 có thể giúp giảm buồn nôn.

* Lưu ý: Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi đã thử mọi biện pháp khắc phục tại nhà và gặp phải những dấu hiệu sau đây: Nôn sau khi ăn (tình trạng này kéo dài thường xuyên), nôn ra máu, chóng mặt… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương án can thiệp kịp thời.

Trích dẫn từ afamily.vn

Thùy Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc