Các bệnh cha mẹ cần biết ở mùa hè mà các bé thường gặp

Bệnh trẻ em Sức khỏe
Mất:5 phút, 3 giây để đọc

Theo thống kê từ các bệnh viện cho thấy rằng; vào mùa hè thời tiết nắng nóng, tỷ lệ mắc bệnh về viêm não Nhật Bản; tiêu chảy; da liễu ở các bé rất cao so với các bệnh khác. Ngoài ra, do đang tuổi vui chơi, và cần được hoạt động nhiều nên các bé rất dễ bị say nắng; say nóng khi nhiệt độ lên cao.

Dịch viêm não Nhật Bản – Nỗi lo sợ trong mùa hè

Theo trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viên Nhi Trung ương; bệnh viêm não Nhật Bản hay có tên gọi khác là viễm não B; là một bệnh bị nhiễm khuẩn thần kinh; bệnh này vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và di chứng cao đến 25-35%. Sau khi bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê bất tỉnh sâu; co giật và những có biểu hiện tổn thương hành não thì tử vong sẽ xảy ra 7 ngày sau đó. Nếu bệnh nhân may mắn có thể qua khỏi thì cũng để lại những di chứng nặng nề như rối loạn vận động; rối loạn tâm thần.

Mùa hè được xem là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ từ 10-20 %; hoặc để lại những di chứng thần kinh nặng nề như giảm học lực; giảm thính lực; động kinh;…Những di chứng này khiến cho người bệnh giảm khả năng giao tiếp, mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các bà mẹ có con nhỏ trong mùa hè.

VNNB diễn biến theo 3 giai đoạn: ủ bệnh – toàn phát – lui bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 5 đến 14 ngày, trung bình là 1 tuần. Thời kỳ toàn phát: Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Thời kỳ lui bệnh: Thông thường bước sang tuần thứ 2 của bệnh, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt đô giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ và vào khoảng ngày thứ 10 trở đi nhiệt độ trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác.

Bệnh tiêu chảy “vào mùa”

Mùa hè với khí hậu nóng, ẩm là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong và sau các kỳ nghỉ lễ dài, khi gia đình có phần lơ là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bé. Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ phải nhập viện.

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy có thể kể đến là: yếu tố vệ sinh; ăn bổ sung không đúng cách, nước uống không sạch, dụng cụ-tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh; xử lý chất thải không đúng cách; không rửa tay trước khi cho trẻ ăn

Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình và xã hội. Chính vì vậy, các phụ huynh không được chủ quan khi thấy những biểu hiện mất nước ở trẻ như: môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.

Coi chừng say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là ở trẻ em các vùng nông thôn. Khi bị say nắng, say nóng, người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…. thậm chí gây ra hiện tượng đột quỵ và tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Nguyên nhân của say nắng là do trẻ đùa nghịch quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị chấn động, gây ra rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước cấp. Bệnh nhi bị say nắng thường có biểu hiện nặng ngay từ đầu, có thể có dấu hiệu thần kinh sớm.

Với say nóng, trẻ có tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh.

Bệnh ngoài da: rôm sảy, mụn nhọt

Các bệnh ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt… thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi; nguyên nhân do cơ thể trẻ quá nóng; da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi và xuất hiện rôm sảy. Việc dùng tã lót cho trẻ một cách thiếu cẩn thận; không thay mới thường xuyên cũng khiến trẻ bị rôm sảy.

Theo các bác sĩ, bệnh mụn nhọt ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị nặng hơn; mụn nhọt có thể gây đau nhức; sốt; biếng ăn; hay bứt rứt; phải đưa trẻ đi khám và chích mụn dẫn lưu mủ.

Để phòng bệnh, trẻ cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ; mặc các loại quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Cần thay quần áo thường xuyên cho trẻ; cần lau mát để tránh mồ hôi ứ đọng trên da. Không thoa các loại kem có chất mỡ; nhờn trên da để tránh làm tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy.

Đọc nhiều tin tức về bệnh trẻ em tại đây.

Trích dẫn từ báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài đặc sắc